Tuesday, May 28, 2013

Các món mỳ ngon mà không sợ nóng ở Hà Nội | Đồng Văn Lanh

 Có lẽ chỉ có các món mỳ theo phong cách trộn dưới đây mới “hợp thời”, không làm bạn phải nhễ nhại trong mùa hè oi nóng này. 

Mỳ chua ngọt Hàn Quốc

Món mỳ này xuất hiện ở Hà Nội cách đây khoảng 2 năm, do một quán nhỏ ở góc phố Nguyễn Hữu Huân khai phá.

Món ăn chế biến từ loại mỳ Hàn Quốc sợi to và dai, trộn với rất nhiều thứ như khoai lang thái sợi, gan rán, mực, thịt bò khô, xá xíu… kết hợp cùng một thứ nước sốt chua chua ngọt ngọt. Món phong phú, lạ miệng so với các loại đồ trộn phổ biến ở Hà Nội, hương vị lại dễ thưởng thức, ăn mùa đông hay mùa hè nóng nực đều hợp lý.

Bởi vậy, ngay khi ra mắt bạn trẻ Hà Thành không lâu, quán Mỳ chua ngọt Hàn Quốc đã rất thành công. Bằng chứng là ở ngay dãy phố Nguyễn Hữu Huân và một số tuyến phố khác đã mọc lên nhiều tiệm “nhái” với biển hiệu và cách làm tương tự.

Mỳ chua ngọt có mức giá khoảng: 30.000 - 35.000 đồng.

Mỳ chua ngọt Hàn Quốc ở Nguyễn Hữu Huân.

 Địa chỉ tham khảo: 87 Nguyễn Hữu Huân, 102 E5 Tạ Quang Bửu (cạnh xây xăng Bách Khoa).  

Mỳ Quảng

Đây là một món ăn quen thuộc nơi xứ Quảng. Gọi là mỳ song thực chất bạn sẽ thấy sợi mỳ Quảng rất giống với sợi phở của người Hà Nội nhưng dày và dai hơn. Món phong phú khi kết hợp thêm trứng vịt luộc, phồng tôm, thịt gà, thịt heo nạc hay tôm, cá, giò, chả cua… tùy theo cách chế biến của mỗi quán ăn, nhà hàng. Mỳ Quảng cũng thưởng thức theo phong cách trộn, với một ít nước lèo xâm xấp có vị ngọt ngọt, đậm đậm và hơi cay nồng. Ngoài ra, đĩa rau sống cùng một chiếc bánh đa ăn kèm là thứ không thể thiếu.

Mỳ Quảng dễ hợp khẩu vị với mọi người, song có lẽ ở Hà Nội nhiều năm nay, phở đã chiếm vị trí độc tôn nên mỳ Quủang khó lòng “vượt mặt” các loại phở trộn. Thế nên nơi bán Mỳ Quảng trên đất Hà Thành không nhiều. Quán vỉa hè có lẽ chỉ có mỗi tiệm nhỏ ở đầu phố Quang Trung. Ở đây chỉ bán từ chiều đến tối với mức giá bình dân 30.000 đồng/bát. Còn lại, thường phải các nhà hàng miền Trung Nam bộ mới phục vụ mỳ Quảng. Ngoài ra, nhiều người sành ăn cũng thường mách nhau một nhà hàng chuyên mỳ Quảng trên phố Nguyên Hồng. Nơi này được đánh giá là chế biến rất ngon chuẩn, phong phú, tuy nhiên giá hơi cao, khoảng 50.000 đồng/bát.

Mỳ Quảng ở phố Quang Trung.

Mỳ Quảng Mỹ Sơn ở phố Nguyên Hồng.

 Địa chỉ tham khảo: 2C Quang Trung, 36 Nguyên Hồng, 99 Ngụy Như Kon Tum. 

Mỳ vằn thắn trộn

Đây là một khúc biến tấu hiếm hoi của mỳ vằn thắn. Món ăn này có lẽ cũng chỉ tại số 9 Đinh Liệt - tiệm mỳ vằn thắn lâu năm và có tiếng ở Hà Nội mới có. Mỳ vằn thắn trộn hay còn được quán đặt tên là mỳ khô ngoại trừ tôm tươi, cũng có đầy đủ há cảo chiên, trứng, thịt xá xíu. Điểm khác biệt cơ bản chính là thứ nước sốt sanh sánh đặc biệt tự chế của tiệm. Loại nước sốt này có vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn khiến món mỳ khô trở nên lạ miệng, không ớn ngấy mà giúp người ăn đỡ đổ mồ hôi trong mùa hè oi nóng. Nhờ vậy, mỳ khô cũng trở thành món tủ của quán ăn đắt khách này.

Giá của mỳ vằn thắn trộn khoảng 30.000 đồng/bát.

Mỳ vằn thắn trộn ở phố Đinh Liệt.

Tiệm mỳ vằn thắn lâu năm ở số 9 Đinh Liệt.

Mỳ lạnh

Chỉ nghe tên đã thấy món mỳ thật "mát mẻ". Đây thực chất là món ăn trứ danh của xứ sở kim chi. Vào mùa hè, người Hàn rất chuộng dùng mỳ lạnh, một phần do món dễ ăn, thêm vào đó thành phần lẫn cách chế biến mỳ lạnh có tác dụng điều hòa cơ thể rất tốt trong tiết trời nắng nóng.

Một tô mỳ lạnh ngoài những sợi mỳ dai dai, mát miệng thường có thêm trứng luộc, thịt bò, rong biển, kim chi và nước trộn khá đặc biệt cùng một số loại gia giảm đặc trưng xứ Hàn. Mỳ lạnh nhìn qua giống một số món trộn khác của người Việt Nam nhưng thực tế chế biến kì công và tốn thời gian hơn rất nhiều.

Tại Hà Nội, các nhà hàng Hàn Quốc nào cũng có món mỳ lạnh trong thực đơn. Tuy nhiên nếu e ngại về giá thành thì bạn có thể tìm đến một số địa chỉ ẩm thực Nhật - Hàn giá bình dân như quán Bánh xèo Nhật 35.000 đồng phố Ngọc Hà, tiệm Okonomiyaki phố Trấn Vũ. Những nơi này đều có món mỳ lạnh với mức giá vừa phải khoảng 45.000 - 55.000 đồng/bát. Song lưu ý, điểm trừ là món mỳ lạnh chế biến khá lâu, bởi vậy món ăn này không dành cho những thực khách hay nóng lòng, sốt ruột.

Mỳ lạnh là món trứ danh của xứ kim chi.

Mỳ lạnh ở quán bánh xèo Nhật phố Ngọc Hà.

 Địa chỉ tham khảo: ngõ 158 phố Ngọc Hà, 54 Trấn Vũ. 

Hoàng Nhi

 Theo Infonet 


Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: news.zing.vn

Link: http://news.zing.vn/an-ngon/cac-mon-my-ngon-ma-khong-so-nong-o-ha-noi/a323414.html

No comments:

Post a Comment